Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Từ năm 2019, lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế có một số thay đổi so với trước đây:
- Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.
- Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vacxin bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vacxin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Vắc xin phối hợp Sởi - Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.
Tiêm vaccine đúng và đủ theo lịch giúp bảo vệ bé trước nhiều bệnh nguy hiểm
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Nền Y học khuyến cáo tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả.
Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.
Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ để không bỏ sót bất kỳ mũi nào
Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.
Rotavirus có thể gây ra tiêu chảy cấp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Những biểu hiện ban đầu của bệnh được biết đến như: sốt, nôn mửa nhiều, xuất hiện hiện tượng tiêu chảy và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu như trẻ không được kịp thời điều trị. Vacxin phòng tiêu chảy được chỉ định để phòng bệnh viêm dạ dày ruột gây ra bởi virus Rota, được thực hiện theo lịch trình sau:
Một số lưu ý khi thực hiện tiêm chủng:
Bé cần được hoàn thành 2 liều vacxin này trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Trước khi cho trẻ uống vacxin phòng tiêu chảy gây ra bởi virus Rota, các mẹ không nên cho bé bú sữa quá no để phòng tránh việc bé bị nôn trớ. Bởi nếu tình trạng nôn trớ xảy ra thì đa số trường hợp bé cần được uống lại liều khác.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.
- Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để tránh việc nhiễm trùng vết tiêm.
Trao đổi rõ tình trạng sức khỏe của bé với bác sĩ phụ trách tiêm chủng.
Luôn mang phiếu hoặc sổ tiêm chủng khi đưa bé đi tiêm để bác sĩ có thể theo dõi được quá trình tiêm chủng của bé.
Trẻ có thể xảy ra hiện tượng quấy khóc sau tiêm
Quan sát bé liên tục trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện tiêm chủng, bạn có thể tiến hành những biện pháp xử lý tại nhà theo lời khuyên của bác sĩ khi thấy bé có các triệu chứng như: sưng, đỏ tại vết tiêm, sốt,...
Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất nếu như trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: khó thở kèm theo phát ban, kiệt sức, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh, co giật, quấy khóc liên tục trong 3 tiếng,...
Thực hiện tiêm chủng vacxin là biện pháp hữu hiệu giúp bé phòng tránh gặp phải những căn bệnh nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải. Các bố mẹ nên chú ý lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2021 để đưa bé đi tiêm theo đúng lịch trình, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm quan trọng nào.
Ngoài ra, bạn hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được dịch vụ tiêm chủng tốt nhất. Bé nhà bạn sẽ được tiến hành tiêm chủng bằng những loại vacxin tốt nhất đúng theo quy định an toàn của Bộ Y tế. Liên hệ theo hotline 1900565656 để nhận được sự tư vấn tận tình đến từ đội ngũ nhân viên của bệnh viện.
Theo thông tư của Bộ Y tế, trẻ em cần phải được tiêm 8 loại vacxin bắt buộc trong khung Chương trình tiêm chủng mở rộng. Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2021 được cập nhật như sau:
Đây là một trong các mũi tiêm bắt buộc trong vòng 24 giờ sau sinh đối với trẻ dưới 1 tuổi giúp phòng ngừa tốt nhất nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ người mẹ. Nếu trẻ được thực hiện mũi 1 theo đúng thời gian quy định thì vacxin sẽ có hiệu quả đối với các trường hợp lây từ mẹ sang con lên đến 85 - 90%. Và nó sẽ giảm dần rồi mất đi hiệu lực nếu trẻ được tiêm sau sinh 7 ngày.
Lịch tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B như sau:
Mũi 1: tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh (hoặc tiêm ngay sau sinh).
Mũi 2: 1 tháng sau mũi tiêm đầu.
Tiêm nhắc lại: 1 năm sau mũi 3.
Vacxin BCG phòng chống bệnh lao được các bác sĩ khuyên tiêm chủng cho bé trong khoảng dưới 1 tháng tuổi. Thông thường, nếu trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt thì bé sẽ được tiến hành tiêm vacxin BCG trước khi mẹ và bé xuất viện (trong vòng 24 - 48 giờ sau sinh).
Bé chỉ cần tiêm vacxin phòng bệnh lao một lần trong đời. Các mẹ hãy lưu ý rằng đa số trẻ sơ sinh sau 2 tuần tiến hành tiêm loại vacxin này thì có thể xuất hiện vết loét đỏ ngay tại chỗ tiêm. Đây là một dấu hiệu của việc trẻ đã hình thành hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh lao nếu như vết loét này có khả năng tự lành và có thể để lại sẹo với đường kính trung bình khoảng 5mm.
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2020 - 2021, Quý phụ huynh cần theo dõi để tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm:
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (sau sinh)
Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi
Đây là năm loại bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ mà bố mẹ cần chú ý đến Bởi sau 2 tháng đầu thì hệ miễn dịch mà trẻ được hưởng từ mẹ giảm dần đi, tạo cơ hội cho những căn bệnh đó tấn công cơ thể bé.
Trẻ cần được tiêm vacxin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - các bệnh do khuẩn Hib
Hiện nay, bé có thể được tiêm vacxin Pentaxim 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Hib (các chứng bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi Haemophilus Influenzae type B); ngoài ra còn có Hexaxim hoặc Infanrix tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng uy tín.
Ở một số khác, trẻ có thể được tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bé sẽ được tiêm vacxin Quinvaxem 5 trong 1. Lúc này, bé cần được bổ sung thêm vacxin ngừa bại liệt bởi trong vacxin Quinvaxem không chứa thành phần chống bại liệt.
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2021 của vacxin 5 trong 1, gồm 3 mũi trong đó:
Mũi 1: được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
Mũi 2: tiêm sau mũi 1 - 1 tháng.
Mũi 3: tiêm sau mũi 2 - 1 tháng.
Mũi tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi.