Xuất khẩu trực tiếp phù hợp cho các công ty lớn có đủ nguồn lực để đầu tư vào đội ngũ chuyên môn nhằm thâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu doanh nghiệp của bạn đang xem xét xuất khẩu trực tiếp, nên kiểm tra xem các quốc gia mà bạn định xuất khẩu có hướng dẫn tương tự về sản phẩm, dịch vụ và cách bán hay không.
Xuất khẩu trực tiếp phù hợp cho các công ty lớn có đủ nguồn lực để đầu tư vào đội ngũ chuyên môn nhằm thâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu doanh nghiệp của bạn đang xem xét xuất khẩu trực tiếp, nên kiểm tra xem các quốc gia mà bạn định xuất khẩu có hướng dẫn tương tự về sản phẩm, dịch vụ và cách bán hay không.
Mỗi hình thức xuất khẩu lại mang những ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, mình sẽ nêu các ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp để bạn có thể đánh giá mức độ phù với với hoạt động của doanh nghiệp mình.
Các doanh nghiệp đều mong muốn xuất khẩu trực tiếp để chủ động hơn trong việc kinh doanh quốc tế. Vậy xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm gì vượt trội?
Đã bước ra thị trường nước ngoài rộng lớn, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng. Nếu xuất khẩu trực tiếp, chỉ nên được sử dụng khi:
Để xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp thực hiện theo quy trình cơ bản như dưới đây. Tất nhiên để xuất khẩu lô hàng trong từng bước cần thực hiện nhiều nghiệp vụ khác.
Đây là những bước khái quát nhất, để hoàn tất xuất khẩu lô hàng doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ của các đơn vị forwarder/ logistics như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ làm thủ tục hải quan, xin giấy phép hàng hóa, xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO,…
Xuất khẩu gián tiếp, hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác, là hoạt động của một công ty hoặc doanh nghiệp (bên uỷ thác) bán hàng hoặc sản phẩm cho các bên trung gian (bên nhận ủy thác) như đại lý, nhà phân phối hoặc một công ty con ở nước ngoài, và những bên trung gian này sẽ tiếp tục bán cho khách hàng cuối cùng ở nước ngoài.
Để thực hiện hình thức này, bên nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.
Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này.
Ở đây, các bên thứ ba/ công ty ủy thác thường là Công ty Thương mại Xuất khẩu (ETC – Các công ty sẽ mua sản phẩm của bạn thay mặt cho khách hàng) và Công ty Quản lý Xuất khẩu (EMC – chỉ quản lý các giao dịch cho doanh nghiệp).
Ví dụ về xuất khẩu gián tiếp: Khi một công ty sản xuất máy móc tại Việt Nam xuất khẩu các bộ phận máy móc tới một công ty khác tại Nhật Bản, và công ty Nhật Bản này sẽ sử dụng các bộ phận đó để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh trước khi bán ra thị trường. Trong trường hợp này, công ty Việt Nam không xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh mà chỉ xuất khẩu các bộ phận, và việc xuất khẩu này được xem là xuất khẩu gián tiếp.
Ở hình thức này thì đơn vị đứng ra để thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa sẽ là người hiểu rõ cũng như nắm chắc các tình hình thị trường, thủ tục pháp luật. Từ đó giúp đẩy mạnh việc buôn bán và phát triển một cách nhanh chóng hơn.
Ngoài ra đơn vị ủy thác sẽ không cần bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh nhưng vẫn có thể thu được một khoản doanh thu đáng kể từ hình thức này.
Đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bước vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì chắc chắn cần đến những đơn vị trung gian để có thể thuận lợi trong quá trình di chuyển hàng hóa sang nước ngoài một cách thuận tiện.
Với những doanh nghiệp không thể trực tiếp tiến hành xuất khẩu hàng hóa thì việc xuất khẩu gián tiếp là vô cùng cần thiết. Xuất khẩu gián tiếp có ý nghĩa rất lớn đối với tình hình xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay. Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm nổi trội như sau:
Chắc chắn ngoài ưu điểm, xuất khẩu gián tiếp có một số nhược điểm sau, chính những nhược điểm này đòi hỏi doanh nghiệp cần khắc phục những thiếu sót và có thể chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp để chủ động hơn khi xuất khẩu hàng hóa/ sản phẩm ra nước ngoài.
Do việc xuất khẩu gián tiếp chủ yếu doanh nghiệp sẽ làm việc với đơn vị dịch vụ, vì vậy, quy trình xuất khẩu gián tiếp được khái quát như sau:
Về hình thức hoạt động thì xuất khẩu trực tiếp sẽ thực hiện công việc đưa hàng hóa và dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường nước ngoài và không thông qua một bên trung gian bất kì nào cả. Mọi thủ tục làm hợp đồng, xuất hàng hóa và thanh toán sẽ đều do công ty chịu trách nhiệm.
Còn đối với hoạt động xuất nhập khẩu gián tiếp thì sẽ cần một bên trung gian để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc làm hợp đồng, phân phối sản phẩm và hoàn tất thanh toán. Những doanh nghiệp này sẽ bớt một phần trách nhiệm vì họ chỉ làm việc qua bên thứ ba.
Về đối tượng hoạt động của hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có khả năng về kinh tế để đảm bảo hoạt động này diễn ra theo đúng quy trình. Doanh nghiệp sẽ có bộ phận chuyên môn để xử lý các hoạt động xuất nhập khẩu hoạt đông đúng theo quy định của pháp luật.
Trái với hình thức xuất khẩu trực tiếp thì đối tượng hoạt động của hình thức xuất khẩu gián tiếp là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có kinh nghiệm đảm phán cũng như khả năng kiểm soát tốt hoạt động này. Do vậy, họ cần đến bên thứ ba để thay họ thực hiện các hoạt động xuất khẩu tốt hơn.
Có thể thấy tùy theo quy mô của doanh nghiệp sẽ có các hình thức xuất khẩu tương ứng. Hình thức nào cũng sẽ đều có ưu và nhược điểm nhưng nếu biết vận dụng tốt thì vẫn có thể giúp doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định và phát triển.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu xuất khẩu gián tiếp là gì? Cũng như các ưu và nhược điểm của hình thức xuất khẩu này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu thì hãy ghé qua trang web viecday365.com để bổ sung những thông tin hữu ích nhé.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh không thể thiếu trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình xuất khẩu, các doanh nghiệp thường phải đối diện với nhiều lựa chọn khác nhau, trong đó, phân biệt rõ ràng giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp là điều cần thiết. Cả hai hình thức này đều có những ưu và nhược điểm riêng, do đó, lựa chọn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất trên thị trường quốc tế.
Trong bài viết này, Easy Export sẽ so sánh và phân tích cụ thể về xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, từ đó, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức này.
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động của một công ty hoặc doanh nghiệp bán hàng hoặc sản phẩm trực tiếp cho khách hàng ở nước ngoài mà không thông qua bất kỳ đại lý hay trung gian nào.
Trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế.
Người xuất khẩu tự đứng tên, đàm phán, bán hàng… nên gọi là trực tiếp.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trực tiếp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu trực tiếp có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, số lượng đơn hàng và khả năng quảng bá sản phẩm của công ty, thâm niên trong xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh tại các thị trường đã chọn và bản chất của sản phẩm.
Xuất khẩu trực tiếp liên quan đến việc tổ chức bán hàng hóa trực tiếp cho khách hàng trên thị trường quốc tế. Các tổ chức có thể bán cho nhiều khách hàng khác nhau, một số khách hàng trong số họ đóng vai trò trung gian trên thị trường mục tiêu.
Ngay cả khi một bên trung gian tham gia, việc xuất khẩu vẫn là trực tiếp vì bên trung gian là khách hàng có trụ sở tại thị trường mục tiêu. Một số khách hàng quan trọng nhất đối với các tổ chức xuất khẩu trực tiếp bao gồm: nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ, bộ phận mua sắm của chính phủ và chính người tiêu dùng.
Ví dụ về xuất khẩu trực tiếp: Công ty Vinafood 1 ký hợp đồng xuất khẩu 120.000 tấn gạo loại 5% tấm với khách hàng Malaysia. Đây là xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam cho thương nhân Malaysia. Vinafood 1 sẽ tự đảm nhận các hoạt động quản lý đơn hàng, đóng gói sản phẩm, vận chuyển, và thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu trực tiếp sang Malaysia. Khách hàng ở Malaysia sẽ trực tiếp liên hệ với Công ty Vinafood 1 ở Việt Nam để đặt hàng và thanh toán trực tiếp cho công ty.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, một trong những phương thức thức khá phổ biến là thanh toán qua tín dụng chứng từ L/C. Một số bước cần thiết như: xin giấy phép xuất khẩu (nếu thuộc diện đó), chuẩn bị hàng hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, tìm hiểu và mua bảo hiểm (nếu xuất theo điều kiện CIF, CIP), và cuối cùng là làm thủ tục nhận thanh toán.