Việt Nam Đất Nước Quê Hương Chúng Tôi

Việt Nam Đất Nước Quê Hương Chúng Tôi

87/19 Trần Đình Xu, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.01, TP.HCM

87/19 Trần Đình Xu, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.01, TP.HCM

“Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam”: Quảng bá vẻ đẹp quê hương, đất nước

BBK - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong kế hoạch truyền thông về quyền con người năm 2024.

Lễ phát động Cuộc thi "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam" năm 2024 được tổ chức ngày 20/3/2024 (Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn).

“Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” là cuộc thi ảnh, video về đề tài quyền con người ở Việt Nam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức định kỳ hằng năm (lần đầu tiên tổ chức năm 2023). Đây là cuộc thi mang tính đại chúng dành cho các tác giả, cả chuyên nghiệp và không chuyên, người Việt Nam và người nước ngoài đều có thể tham gia.

Các tác phẩm ảnh, video dự thi phản ánh chân thực, sinh động những khoảnh khắc đẹp, những câu chuyện ý nghĩa về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam. Mục đích của Cuộc thi nhằm khẳng định những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quyền con người. Huy động sức mạnh tổng hợp để truyền thông, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thanh bình, tươi đẹp, đang phát triển năng động và là một quốc gia hạnh phúc.

Điểm mới của Cuộc thi năm nay là sự tham gia của các KOLs (người ảnh hưởng) và các công ty quản lý KOLs, hợp tác với nhiều gương mặt nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội phổ thông để thu hút sự tham gia từ các tác giả trẻ. Nhờ đó, Cuộc thi sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Quy định đối với các tác phẩm tham dự Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” năm 2024:

Ảnh dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg. Kích thước của chiều ngắn nhất tối thiểu 3.000 pixel. Tác phẩm tham dự phải được sáng tác bằng phương pháp hiện thực, không chấp nhận ảnh cắt ghép, thêm, bớt hoặc làm sai lệch thực tế (trừ thể loại ảnh panorama). Ảnh không được bo viền, không được hiển thị các thông tin như: Tên, chữ chìm, địa danh…

Video dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file video có định dạng mp4. Chất lượng hình ảnh video đạt tối thiểu Full HD trở lên. Dung lượng file không vượt quá 200MB. Mỗi video có độ dài tối đa không quá 05 phút, gồm các thể loại: Phóng sự, phim tài liệu, phim video ngắn, tiểu phẩm… Các nhân vật xuất hiện trong video phải được sự đồng ý của nhân vật hoặc người giám hộ của nhân vật đó.

Tác phẩm (ảnh, video) được sáng tác từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm nhận tác phẩm và chưa từng được gửi dự thi hoặc đạt giải tại bất kỳ cuộc thi và triển lãm nào trước đây. Người tham gia gửi ảnh và video tại địa chỉ https://happy.vietnam.vn. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 20/3/2024 đến ngày 20/8/2024.

Bắc Kạn là tỉnh có đa phần đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống. Tiềm năng du lịch của tỉnh phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Những nét đặc trưng này của Bắc Kạn chính là chất liệu đa dạng để các tác giả thỏa sức sáng tạo các tác phẩm ảnh, video đáp ứng tiêu chí Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”.

Để góp phần lan tỏa Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Công văn số 2063/UBND-VXNV ngày 01/4/2024 về việc hưởng ứng cuộc thi. Theo đó, tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khuyến khích, vận động toàn thể cán bộ, phóng viên, nhà báo, hội viên, cộng tác viên tích cực tham gia, hưởng ứng Cuộc thi. Qua đó nhằm góp phần lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam nói chung và vẻ đẹp vùng đất, con người Bắc Kạn nói riêng đến du khách trong và ngoài nước.

Vẻ đẹp của hồ Ba Bể là chất liệu phong phú để các tác giả ở Bắc Kạn sáng tác và dự thi "Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam" năm 2024.

"Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam" là một hoạt động ý nghĩa, góp phần khẳng định hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các tác giả nhiếp ảnh và quay phim trong tỉnh thể hiện tài năng và đam mê của mình, đồng thời góp phần quảng bá vẻ đẹp đất và người Bắc Kạn nói riêng, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, lan tỏa thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, vươn lên mạnh mẽ./.

Sáng tác: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước Trình bày: Tốp ca nữ Ca khúc là món quà của thính giả Nguyễn Văn Kim (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) gửi tới em Nguyễn Thị Hương (thôn Cầu Đen, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), em Nguyễn Thị Lương (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), em Nguyễn Thị Yến (Sơn Nam, Tuyên Quang).

"Anh Bo" chọn điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam làm một trong những ngoại cảnh cho video nhạc về miền Trung.

(VNTB) – “Không dấu hiệu nào về chính trị” để cho Hà Nội ngại ngần về thầy Thích Pháp Hòa

“Đường không cách trở bao nhiêu

Cò bay thì được, tôi về thì không”…

(Buồng cau quê ngoại, tân cổ Thu An)

Đó là trải lòng của nhà sư Thích Pháp Hòa trong một Pháp thoại ở Thái Lan đầu tháng 3-2024. Tâm sự này ở một nhà sư đã gây xúc động với tất cả thính giả ở khán phòng. Vì lẽ tế nhị nào đó, thầy Pháp Hòa không nêu cụ thể lý do vì sao mà nhà nước Việt Nam “không hoan nghênh” về sự trở về này.

Một Phật tử có nhận xét: “Thầy Pháp Hòa không thuyết giảng đức tin tôn giáo. Thầy dùng Phật pháp và những chánh niệm đạo pháp như phương tiện để chuyển tải những thông điệp ý nghĩa và lẽ sống bác ái, dạy người nghe biết tự chế ngự tâm tính mình. Người nghe như bị lôi cuốn những chánh pháp từ bi, hướng thiện, được truyền đạt bằng một ngôn ngữ Việt giản dị, chân thành lại dí dỏm nhưng đầy uyên thâm, trí tuệ. Chứa đựng đủ những điển tích, thi văn, lịch sử.

Phật tử nghe càng thấm nhuần, hiểu hơn lời Phật dạy để sống tịnh mặc với chân lẽ đó. Còn chẳng phải Phật tử, người nghe vẫn cảm nhận sâu xa con đường dẫn đến sự bình an tâm hồn. Đó là lý do hàng triệu người Việt trong và ngoài nước đã đến với thầy Pháp Hòa trong vài năm qua và ngày càng đông đảo hơn”.

Thầy Pháp Hòa không kêu gọi “cúng dường”, và cũng không… ngợi ca thể chế chính trị đương thời ở Việt Nam như nhiều nhà sư quốc doanh tại quê nhà răm rắp phụng sự theo tôn chỉ “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Tuy vậy lý lịch tóm lược cho thấy “không dấu hiệu nào về chính trị” để tạo cho Hà Nội sự ngại ngần về thầy Thích Pháp Hòa, ngoại trừ sự nổi tiếng với đông đảo ‘fan’ hâm mộ: Thầy sinh năm 1974 tại Cần Thơ. Thầy là con trưởng trong gia đình có hai người con trai. Năm lên 6 tuổi, cha thầy đã sang Canada định cư. Đến năm 12 tuổi thì mẹ, thầy và em trai mới được bảo lãnh sang Canada. Tuy sống tại nước ngoài nhưng thầy đã duyên với Phật pháp từ bé.

Sau khi được làm lễ quy y Tam Bảo, thầy Pháp Hòa đã nhờ mẹ lập bàn thờ Phật để hàng đêm đọc kinh, cúng dường. 15 tuổi, khi đã đủ hạnh nguyên, thầy Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (hiện nay là Hòa thượng, Viện chủ tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên ở Canada).

Năm 1994, khi tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai (Pháp) trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Năm 1999, thầy được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp: “Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp quầng sân/Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình”.

Năm 2006, thầy được tấn phong là trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện. Năm 2007, thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện, và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada). Đến nay, thầy Thích Pháp Hòa cũng là một trong những số ít bậc tu hành sinh sống tại nước ngoài nhưng vẫn được lòng quý Phật tử trong nước.

Các bài thuyết giảng của thầy Pháp Hòa có nhiều chủ đề khác nhau: từ tình cảm gia đình đến tình yêu đôi lứa, từ lòng từ bi hỷ xả đến sự thù hận, hờn ghét,… đều được khéo léo lồng ghép với nhau để gần gũi với đại chúng. Thông qua đó, người nghe sẽ có dịp được mở mang góc nhìn và chiêm nghiệm về những vấn đề khác trong cuộc sống.

Từ đây tư tưởng và triết lý sâu xa của Phật giáo cũng được thấm nhuần một cách bền bỉ dưới hình thức kể chuyện gần gũi, thân thiện của thầy.

Trong giao tiếp, đặc biệt là thầy Pháp Hòa thường dùng nhân xưng “Pháp Hòa” hay “em” trong các Pháp thoại mà không xưng “thầy” như nhiều nhà tu hành khác. Thầy luôn gọi các Phật tử là “đại chúng”.

Ở chuyến hoằng pháp tại Thái Lan đầu xuân Giáp Thìn, theo ghi nhận có thầy Thích Minh Phú, Phó ban Từ thiện Xã hội Phật giáo TP.HCM cùng Phật tử chùa Tường Nguyên (quận 4) đón thầy Pháp Hòa ở sân bay Thái Lan.

Trở lại với câu ca “cò bay thì được, tôi về thì không…”.

Ngày 10-11-2023, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định số 1334/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. Theo đó ở phần “Phương châm” có nhấn hai ý là, “Các chính sách, quy định, biện pháp nhằm phát huy nguồn lực của NVNONN cần mạnh dạn, có đột phá, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đông đảo NVNONN.

Kết hợp hài hòa giữa công tác thu hút với công tác bồi dưỡng, hỗ trợ, phát triển nguồn lực NVNONN vì mục tiêu lâu dài”.

Và phương châm thứ ba lại là… răn đe: “Trong khi tranh thủ nguồn lực kiều bào, tiếp tục tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đối với các âm mưu và hành động khống chế cộng đồng, lợi dụng cộng đồng để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ những gì đã nêu ở Đề án này, để chứng minh rằng người cộng sản nói là làm, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần thiết “ủy quyền” cho một ngôi thiền tự nào đó ở Việt Nam đứng ra tổ chức các buổi hoằng pháp, với diễn giả chính là sư thầy Thích Pháp Hòa. Đây sẽ là một hành động thuận lòng dân, và giúp xóa dần cách nghĩ lâu nay là thể chế này “tự do tôn giáo” luôn mang… “định hướng chính trị” nặng tính thù địch.