Dẫn đầu thanh khoản, hai mã VHM và STB bị bán mạnh, thị giá về sát mức sàn khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất hai tháng rưỡi.
Dẫn đầu thanh khoản, hai mã VHM và STB bị bán mạnh, thị giá về sát mức sàn khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất hai tháng rưỡi.
Trong thị trường việc làm tại Việt Nam, nghề Stockbroker thường có nhiều cơ hội và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ đầu tư khác.
Stockbroker là một chuyên gia tài chính thực hiện các lệnh mua bán trên thị trường cho khách hàng. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà Stockbroker có thể đặt lệnh trực tiếp hoặc tư vấn cho khách hàng những mã giao dịch theo nhu cầu để họ tự đặt lệnh giao dịch. Stockbroker cũng có thể được gọi là đại diện đăng ký (RR) hoặc cố vấn đầu tư.
Các Stockbroker đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho giao dịch đầu tư của cả cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Stockbroker cũng có thể hoạt động như một cố vấn tài chính, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng đặt lệnh và thực hiện các thủ tục giao dịch liên quan tới mục đích đầu tư mà khách hàng đặt ra.
Stockbroker có thể làm việc độc lập hoặc cho các công ty chuyên về môi giới chứng khoán trong ngành tài chính. Các tổ chức này tổ hợp kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc mua bán nhằm mang lại lợi ích cho các khách hàng trong cả hai bên của giao dịch tài chính, kết nối người bán chứng khoán với những người mua quan tâm đến các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, quỹ ETF (exchange-traded funds) và quỹ hỗn hợp (mutual funds).
Với vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường, Stockbroker cần đáp ứng đủ cả về kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thành công việc một cách toàn diện. Các kỹ năng cần thiết cho Stockbroker là:
- Kỹ năng phân tích (Analytical Skills)
- Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)
- Khả năng làm việc trong môi trường biến động (Ability to work in a Fast-paced Environment)
- Kỹ năng bán hàng (Sales Skills)
Dưới đây là khung năng lực chi tiết và đầy đủ về nghề Stockbroker mà bạn cần có:
Kỹ năng phân tích (Analytical Skills)
Kỹ năng phân tích & đánh giá (Analysis & Evaluation)
Bằng cách áp dụng các phương pháp phân tích và các công cụ đánh giá, Stockbroker có thể đánh giá sự cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng và giá trị của một công ty hoặc một cổ phiếu, giúp họ đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu một cách thông minh và dự đoán được xu hướng thị trường.
Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)
Kỹ năng liên kết xã hội (Interpersonal Skills)
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp Stockbroker xác định rõ nhu cầu và mục tiêu đầu tư của khách hàng. Kỹ năng này bao gồm khả năng truyền đạt và thuyết phục tốt, đặc biệt là các kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng, đặt câu hỏi thông minh và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skills)
Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác, xây dựng mối quan hệ đồng đội và duy trì liên lạc hiệu quả là những yếu tố quan trọng với Stockbroker bởi họ thường làm việc trong một môi trường đa dạng, giao tiếp với nhiều bộ phận và đồng nghiệp khác nhau.
Khả năng làm việc trong môi trường biến động (Ability to work in a Fast-paced Environment)
Khả năng thích ứng nhanh (Adaptability Skills)
Stockbroker thường phải hoạt động trong một môi trường tài chính động, với sự biến đổi nhanh chóng và áp lực cao nên họ cần sẵn sàng thích nghi với các tình huống mới, đáp ứng nhanh chóng và đưa ra quyết định thông minh trong thời gian ngắn. Họ phải có khả năng quản lý áp lực, làm việc hiệu quả dưới áp lực và tập trung vào mục tiêu đề ra để có thể xử lý các tình huống phức tạp.
Kỹ năng bán hàng (Sales Skills)
Hướng dẫn, nắm rõ các loại mã giao dịch để thuyết phục khách hàng
Có kỹ năng thuyết phục, nghiên cứu kỹ thị trường, các công ty, và các loại mã giao dịch liên quan. Stockbroker thành công không chỉ biết bán hàng, mà còn biết xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo dựng lòng tin và tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng, giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ trong quá trình giao dịch.
Mỗi nhà tuyển dụng và công ty sẽ có các yêu cầu khác nhau với Stockbroker. Song, dưới đây là các yêu cầu chung nhất để bạn có thể nắm rõ và chuẩn bị trước khi thi tuyển vào nghề:
Học vấn: Stockbroker có thể có xuất phát điểm không thuộc ngành tài chính hoặc có các bằng cấp Đại học liên quan đến ngành tài chính. Nhưng để có thể làm việc hiệu quả, họ cần có kiến thức chung về ngành tài chính, các hiểu biết liên quan tới chứng khoán và môi giới nói chung. Những kiến thức này có thể được trau dồi thông qua việc tự học hoặc qua các khóa học bổ trợ liên quan.
Kiến thức và kỹ năng: Stockbroker cần có hiểu biết sâu về các nguyên tắc và phương pháp giao dịch chứng khoán, phân tích tài chính và thị trường tài chính. Kỹ năng quản lý rủi ro, phân tích dữ liệu, và sử dụng các công cụ và phần mềm tài chính như Amibroker, Fireant, Bloomberg,... cũng là những yêu cầu quan trọng.
Kinh nghiệm: Một số vị trí yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính hoặc giao dịch chứng khoán. Kinh nghiệm làm việc với khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp cũng được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng Stockbroker.
Giấy phép và chứng chỉ: Stockbroker cần học và thi Chứng chỉ Hành nghề Chứng khoán được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo Chứng khoán.
Lưu ý: trên đây chỉ là những yêu cầu chung để bạn có thể chuẩn bị trước khi bước vào nghề. Hãy cập nhật và theo dõi tin tức tuyển dụng mới nhất của các công ty để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhé! Để hiểu rõ hơn về nghề Stockbroker, mời bạn tham khảo webinar do SAPP tổ chức cùng với sự tham gia của BVSC (Bảo Việt Securities) qua link này nhé: https://www.youtube.com/watch?v=0gy3VOcsKWo.
Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã phần nào hiểu về nghề Stockbroker cũng như các yêu cầu cụ thể của nghề. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác về nghề nghiệp trong ngành Tài chính của SAPP nhé!
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 6,96 tỉ USD, chiếm 44,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã giảm 25,4%.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ sẽ gặp khó khăn
Chia sẻ tại tọa đàm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Chuỗi sự kiện kết nối cung ứng quốc tế tại Việt Nam năm 2023, do Bộ Công thương tổ chức chiều 11.8, ông Trần Minh Thắng, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Mỹ,) đã phân tích nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm ở thị trường Mỹ.
Theo ông Trần Minh Thắng, sau đại dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng đa dạng hơn, cố gắng giảm nguồn cung từ Trung Quốc mà tập trung vào các nhà cung cấp gần như Canada, Mexico, các quốc gia Trung và Nam Mỹ; thứ hai là phát triển nguồn cung từ các nước đồng minh.
Đối với hàng dệt may, Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng tại Trung Mỹ, cụ thể là các quốc gia thuộc khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, điển hình là Dominica để đưa sản xuất về gần hơn với Mỹ.
"Đầu tư này không chỉ ở một khâu nhất định mà dành cho cả chuỗi cung ứng, điều này giúp các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiêu thụ được sản lượng rất lớn bông, sợi... Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may nên chúng ta đứng trước áp lực chia sẻ thị phần với các nước khác", ông Thắng nói.
Giải thích cụ thể hơn, ông Thắng nhấn mạnh, hàng dệt may Việt Nam đang chịu tác động của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ và đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu của Mỹ đã và đang triển khai các biện pháp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với dệt may, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường Mỹ, tuy nhiên thị phần đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ còn 17,9%.
Cũng theo ông Thắng, đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, khi hiện nay, các doanh nghiệp của Mỹ ngày càng kỹ lưỡng hơn trong việc nhập khẩu hàng may mặc đến từ Việt Nam vì có mối liên hệ trong chuỗi cung ứng giữa Việt Nam với Trung Quốc, cụ thể là các nguyên liệu có nguồn gốc từ Tân Cương.
Ông Thắng cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa khiến nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ giảm mạnh là do các năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung. Các doanh nghiệp Mỹ lo đứt gãy chuỗi cung ứng nên năm 2022 đã nhập khẩu lượng khối lượng rất lớn hàng dệt may. Sau đó, nền kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng tồn kho rất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu giảm hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam và các thị trường đều sụt giảm.
"Theo số liệu công bố, 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ chỉ đạt 31,51 tỉ USD, thấp hơn 40,89 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2022. Không chỉ có Việt Nam, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Trung Quốc giảm hơn 31%; từ Ấn Độ giảm hơn 20,8%, từ Bangladesh giảm 19%...", ông Thắng nói.
Chứng khoán Philippines đang tăng mạnh nhất thế giới
Sau khi khép lại 1 năm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ, cổ phiếu Philippines đã có một khởi đầu năm 2019 đầy lạc quan, trong đó chỉ số cổ phiếu chính của nước này đánh bại hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.
Chỉ số Philippine Stock Exchange (PSE) leo dốc liền 3 phiên, tăng 4.5% trong năm nay và là chỉ số tăng mạnh nhất trong số các chỉ số do Bloomberg theo dõi. Chỉ số PSE tiến 1.6% lên 7,801.5 điểm trước đó trong ngày thứ Sáu (04/01), nới rộng đà leo dốc 2.6% trong ngày hôm qua, khi lạm phát dịu lại. Tỷ lệ lạm phát là lý do đã đẩy thị trường Philippines rơi vào thị trường con gấu trong năm 2018. Chính phủ nước này cho biết, lạm pháy tháng 12/2018 giảm xuống 5.1%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2018.
“Đà giảm tốc mạnh của lạm phát xác nhận khả năng Ngân hàng Trung ương sẽ không nâng lãi suất trong nửa đầu năm 2019 và củng cố thêm kỳ vọng giảm bớt tỷ lệ dự trữ bắt buộc”, Rachelle Cruz, Chuyên viên phân tích tại AP Securities, cho hay. “Xét tới việc các nỗi lo về vĩ mô ám ảnh năm 2018 đã dịu bớt, tâm lý thị trường sẽ cải thiện từ đây”.
Chỉ số PSE đã rớt 13% trong năm 2018, năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi lạm phát tăng mạnh và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến nhà đầu tư nước ngoài rút 1.08 tỷ USD ra nước ngoài, gần như xóa sạch 1. 1 tỷ USD dòng vốn vào trong năm 2017. Hơn 31 tỷ USD vốn hóa bị “cuốn sạch” trong đà giảm năm 2018.
Tăng trưởng GDP quý 4/2018 tốt hơn dự báo và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở mức 2 con số có thể giúp chỉ số PSE trở lại vùng 8,000 điểm trong nửa đầu năm 2019, Cruz cho biết. Ngưỡng 8,000 điểm có thể sớm đạt được, nếu chỉ số này đột phá ngưỡng kháng cự 7,800 điểm một cách đầy thuyết phục, Jonathan Ravelas, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại BDO Unibank Inc, cho hay.
Hệ số P/E của chỉ số PSE đang ở mức 16.3 lần (xét trên lợi nhuận ước tính 12 tháng), thấp hơn mức trung bình 5 năm là 17.6 lần. Hệ số này đạt đỉnh 19.85 lần trong tháng 1/2018 trước khi nhà đầu tư bắt đầu bán đổ bán tháo cổ phiếu Philippines.
“Xét tới triển vọng lạm phát dịu bớt, mức định giá thuận lợi, nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu Philippines”, Ravelas cho biết. “Nhưng họ phải nhanh nhạy trong việc điều chỉnh các yếu tố bất lợi bên ngoài nhất là nếu có làn sóng bán tháo mạnh trên Phố Wall – thị trường chẳng thể làm gì được với điều này”.