Quy Trình Xuất Nhập Hàng Kho Ngoại Quan

Quy Trình Xuất Nhập Hàng Kho Ngoại Quan

Đối với việc lưu kho hàng hóa tư nhân tại các kho bãi thì thủ tục khá đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên, đối với việc nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa thì không đơn giản như vậy. Bởi vì mọi quy trình nhập và xuất hàng tại kho ngoại quan đều được giảm sát nghiêm ngặt bởi chi cục Hải Quan, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng từ kho ngoại quan như thế nào? Hãy cùng Cảng Lotus giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây.

Đối với việc lưu kho hàng hóa tư nhân tại các kho bãi thì thủ tục khá đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên, đối với việc nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa thì không đơn giản như vậy. Bởi vì mọi quy trình nhập và xuất hàng tại kho ngoại quan đều được giảm sát nghiêm ngặt bởi chi cục Hải Quan, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng từ kho ngoại quan như thế nào? Hãy cùng Cảng Lotus giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây.

Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩmcấphàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.

Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lýnhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

Chi tiết quy trình xuất nhập kho hàng hóa mẫu

Như đã nói, quy trình mà Saigon Express giới thiệu trong bài viết này chỉ là quy trình mẫu cơ bản. Doanh nghiệp của bạn căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại, tính chất hàng hóa để lược bỏ hoặc bổ sung thêm các bước cho phù hợp.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóanhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuấtkhẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩuvào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng

Bước 3: Thực hiện nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa với hàng thuộc diện niêm phong

Sau khi thực hiện xong bước 2 đã có thể hoàn tất xong thủ tục nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa hoặc khu phi thuế quan. Ở bước 3 này sẽ áp dụng đối với những hàng hóa thuộc diện niêm phong hải quan. Bao gồm các nội dung như:

- Xuất trình hàng hóa, thông tin, nguồn gốc để phía cơ quan hải quan thực hiện niêm phong.

- Bàn giao hàng hóa trực tiếp cho phía chi Cục Hải quan để làm thủ tục hải quan theo đúng quy định.

- Lưu trữ hàng hóa tại kho ngoại quan đảm bảo giữ nguyên hiện trạng niêm phong trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.

Xem thêm: Tìm Hiểu Thủ Tục Hàng Xuất Kho Ngoại Quan Theo Quy Định Mới Nhất

Quy trình quản lý nhập kho hàng hóa

Thông thường hoạt động nhập kho sẽ bao gồm hai loại chính. Đó là nhập kho hàng hóa thành phẩm, hoặc nhập kho nguyên vật liệu. Nên chúng ta sẽ có 2 quy trình nhập kho hàng hóa như sau

Nhân viên phụ trách nhập kho hoặc người mua hàng sẽ lập mẫu yêu cầu nhập kho.

Sau đó, chuyển cho kế toán để thông báo về thời gian nhập, loại hàng và số lượng cụ thể sẽ nhập.

Bộ phận kế toán khi nhận được phiếu yêu cầu, sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho. Phiếu thành sẽ được lập thành nhiều liên cho nhiều bộ phận giám sát.

Thông thường là 3 liên. Sau đó chuyển phiếu này xuống cho kho.

Khi đã có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng (nhân viên nhập kho) sẽ chuyển hàng hóa cho nhân sự kho (thường là thủ kho).

Hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm số lượng, chất lượng trước khi cho nhập kho. Nếu phát hiện dư hoặc thiếu, hoặc sản phẩm bị lỗi sẽ lập tức lập biên bản và báo lại với quản lý cấp trên.

Sau đó đưa ra phương án xử lý tương ứng.

Nếu không có bất thường gì, đủ lượng và hàng hóa đủ tiêu chuẩn nhập kho, thủ kho và người nhập kho sẽ ký nhận trên phiếu nhập kho.

Sau đó, lưu lại một liên để ghi thẻ kho, một liên giao cho người nhập hàng, và một liên gửi lại cho kế toán để lưu vào sổ theo dõi xuất nhập kho.

Kế toán sẽ cập nhật thông tin về số lượng hàng hóa vào cơ sở dữ liệu. Phục vụ cho hoạt động kiểm kê và hạch toán hàng hóa nhập kho.

Bất kỳ bộ phận nào của doanh nghiệp cần nhập nguyên vật liệu sẽ tiến hành thông báo kế hoạch tới những bộ phận liên quan chịu trách nhiệm.

Kho hàng có nhiệm vụ cập nhật thông tin và bố trí nhân sự phù hợp.

Thủ kho hoặc nhân viên kho phụ trách quy trình xuất nhập kho hàng hoá sẽ căn cứ vào phiếu đề nghị nhập hàng hoặc đơn đặt hàng và đối chiếu đầu vào.

Xem xét số lượng và chất lượng nguyên vật liệu nhập vào có đảm bảo đủ chuẩn hay không.

Sau khi kiểm tra nguyên vật liệu nhập hoàn tất và không có gì bất thường, toàn bộ phiếu yêu cầu nhập và giấy tờ liên quan sẽ chuyển sang cho kế toán để đối chiếu lại một lần nữa. Sau đó sẽ in phiếu nhập kho.

Thủ kho tiến hành nhập kho nguyên vật liệu. Tùy vào tính chất và đặc điểm của nguyên vật liệu mà sắp xếp vào khu vực phù hợp.

Thông tin của nguyên vật liệu sau đó cần được cập nhật vào thẻ kho và hệ thống dữ liệu kho hàng.

Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan

Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.

Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Bài viết về kho ngoại quan được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Bạn cần học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và được trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn bởi giảng viên tại Trung tâm XNK Lê Ánh, bạn có thể tham gia các Khóa học xuất nhập khẩu cấp tốc tphcm và Hà Nội.

Đồng thời, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học và mang đến bạn môi trường học thực tế, "nhân văn". Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu, trung tâm Lê Ánh còn tổ chức các lớp học kế toán ngắn hạn, bạn đọc có thể tham khảo tại website ketoanleanh.edu.vn