NetTruyen có đặt quảng cáo để phát triển tính năng mới. Xin lỗi vì trải nghiệm không thoải mái này!
NetTruyen có đặt quảng cáo để phát triển tính năng mới. Xin lỗi vì trải nghiệm không thoải mái này!
Hợp đồng dịch vụ với cá nhân ghi lại sự thỏa thuận giữa 2 bên.
Để hiểu rõ về hợp đồng dịch vụ với cá nhân, trước tiên cần hiểu hợp đồng dịch vụ là gì. Theo Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”.
Tại Khoản 9, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.
Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là loại hợp đồng được ký kết giữa một bên là cá nhân (bên cung ứng dịch vụ) và bên thứ hai được gọi là khách hàng (bên sử dụng dịch vụ). Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Khi đó cá nhân có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho khách hàng và nhận thanh toán, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho cá nhân và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng đó là:
(1) Người lao động phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp
Người lao động phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp, trong khi bên cung ứng dịch vụ thì không nhất thiết phải có nghĩa vụ này. Tuy nhiên, với một số trường hợp, bên cung ứng dịch vụ vẫn có nghĩa vụ phải tuân theo yêu cầu từ bên thuê dịch vụ (tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng và loại dịch vụ cung ứng).
(2) Cá nhân không đăng ký kinh doanh thì thường không có quyền cung ứng dịch vụ.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”.
Như vậy, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi là một hoạt động thương mại và hoạt động thương mại này phải tuân theo Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan (Điều 4, Khoản 1, Luật Thương mại 2005).
Theo Điều Khoản 3, Điều 2, Luật Thương mại 2005, các hoạt động thương mại đều phải được thực hiện bởi thương nhân có đăng ký kinh doanh, chỉ trừ trường hợp “cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”; những trường hợp loại trừ này được liệt kê cụ thể tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
Những trường hợp loại trừ chủ yếu bao gồm các loại hình dịch vụ nhỏ lẻ như “đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định” và những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại thông qua cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ này không được gọi là “thương nhân”.
Như vậy, để ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thì cá nhân đó cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định. Nếu doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không đăng ký kinh doanh là trái với quy định pháp luật.
Ký hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động.
Cá nhân nên lựa chọn hợp đồng dịch vụ với cá nhân nếu muốn: làm các công việc thời vụ, ngắn hạn, theo dự án và không lặp đi lặp lại liên tục; không kiểm soát và quản lý người lao động; chỉ quan tâm kết quả cuối cùng theo thỏa thuận; phí dịch vụ thanh toán theo tiến độ hoặc khi hoàn thành chứ không lặp đi lặp lại mang tính chất chu kỳ như trả lương.
Lưu ý: Cá nhân cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định khi ký hợp đồng dịch vụ.
Đối với những cá nhân muốn làm việc lâu dài với doanh nghiệp, được hưởng các quyền lợi cơ bản của người lao động như mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc – nghỉ ngơi, lương khi làm thêm giờ, quyền gia nhập Công đoàn, có những khoản bù đắp, hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm khi mất việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,... thì nên lựa chọn hợp đồng lao động.
Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 24/4, ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc Vinaconex, cho biết năm 2023, vượt qua bối cảnh khó khăn chung của ngành xây dựng, VCG vẫn duy trì hiệu quả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi (xây lắp, bất động sản và đầu tư tài chính). Tổng doanh thu hợp nhất đạt 12.965 tỷ đồng, bằng 135% thực hiện so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 396 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt toàn hệ thống với tổng doanh thu đạt 8.741 tỷ đồng, bằng 106% so với thực hiện năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 220 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 12%, bằng 120% kế hoạch đề ra.
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex Đào Trọng Thanh chia sẻ: Điểm sáng trong hoạt động xây lắp của VCG trong năm qua là đã trúng nhiều gói thầu lớn, với tổng giá trị 13.200 tỷ đồng, đảm bảo nguồn việc cho năm 2024 và các năm tiếp theo. Tiêu biểu là 2 gói thầu tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; một số gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025; gói thầu 09 – TP2/XL thuộc dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô… và một số dự án FDI như dự án khu công nghiệp sạch Hưng Yên, dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), dự án JSH Hà Nam.
Trong năm 2023, Vinaconex cũng đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng đúng hoặc vượt tiến độ nhiều dự án hạ tầng trọng điểm: các gói thầu thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Phan Thiết – Dầu Giấy, Mai Sơn – QL 45); cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2); nhà ga T2 Cảng HKQT Phú Bài… Qua đó, tiếp tục khẳng định uy tín thương hiệu Vinaconex - một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam.
Trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu quỹ đất hơn 2.000 ha, Vinaconex cung cấp đa dạng các sản phẩm bất động sản thuộc các lĩnh vực nhà ở (chung cư, biệt thự, liền kề), khu đô thị du lịch – nghỉ dưỡng, hạ tầng khu công nghiệp… Trong đó, có thế kể đến các dự án Green Diamond 93 Láng Hạ, Cát Bà Amatina, khu đô thị Đại lộ Hoà Bình (Móng Cái)…
Trước tình hình thị trường không thuận lợi, nhất là đối với nhóm sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, VCG đã chủ động điều chỉnh kế hoạch triển khai đối với một số dự án tại Quảng Nam, Phú Yên để đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng tích cực tìm kiếm, phát triển các dự án, trong đó, nổi bật là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, dự án Thuỷ điện Đăkba (Quảng Ngãi) được công ty cổ phần Bách Thiên Lộc (do VCG sở hữu 99,9% vốn điều lệ) đầu tư xây dựng trong thời gian nhanh kỷ lục 24 tháng và đi vào vận hành thương mại ổn định, hiệu quả ngay từ những ngày đầu, thể hiện năng lực của Vinaconex trong việc phát triển các dự án công nghiệp.
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, mặc dù phải đối mặt với khó khăn chung nhưng phần lớn các công ty thành viên trong hệ thống Vinaconex đều kinh doanh hiệu quả, nhiều công ty đạt lợi nhuận tốt; một số đơn vị tăng trưởng vượt bậc về quy mô hoạt động, đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.
Bên cạnh việc thu xếp đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, Vinaconex đã mua lại trước hạn trái phiếu với giá trị 2.200 tỷ đồng. Công tác thanh toán và thu hồi công nợ được thực hiện tốt.
Trên cơ sở xác định 2024 là năm mở đầu cho giai đoạn phát triển 5 năm tiếp theo sau khi chuyển đổi sở hữu và đánh giá cẩn trọng các yếu tố chủ quan, khách quan, Ban điều hành VCG đã xây dựng kế hoạch năm 2024 với các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 15.000 tỷ đồng và 950 tỷ đồng, bằng 115% và 240% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ cổ tức đạt 12%.
VCG cũng lên kế hoạch phát hành thêm 183.856.136 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/CP. Trong đó, có 64.135.861 cổ phiếu, tương đương hơn 641 tỷ đồng, dùng để trả cổ tức; 119.720.275 cổ phiếu là chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, nhằm nâng cao năng lực của Tổng công ty. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2024 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận.
Ngày 12/11/2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng. Đồng thời, ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Vingroup cũng sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu, khoảng 80.000 tỷ đồng, thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Kế hoạch hỗ trợ này nhằm giúp VinFast có đủ nguồn lực và thêm dự phòng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, các khoản đầu tư thiết yếu và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Mục tiêu hướng tới là đến hết năm 2026, VinFast sẽ đạt điểm hòa vốn và tự cân đối được dòng tiền.
Ông Phạm Nhật Vượng từng tuyên bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào tháng 4 rằng "VinFast không chỉ là dự án kinh doanh mà còn là một dự án trách nhiệm xã hội. VinFast không chỉ muốn sản xuất xe mà còn muốn lọt vào top đầu thế giới".
Người đứng đầu Vingroup nhấn mạnh việc dành mọi nguồn lực cho dự án này, "tất cả cho VinFast". Thời điểm đó, ông Vượng cho biết, sau khi cam kết dành 1 tỷ USD cho VinFast, ông sẽ tiếp tục thu xếp tài sản cá nhân cho dự án này, ít nhất là 1 tỷ USD nữa.
Vào giữa tháng 6/2024, khi xuất hiện trước truyền thông nước ngoài, tỷ phú Phạm Nhật Vượng một lần nữa khẳng định, ông sẽ hỗ trợ tài chính cho VinFast "cho đến khi hết tiền thì thôi".
Theo danh sách tỷ phú thế giới của Forbes công bố hồi tháng 4/2024, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,4 tỷ USD. Còn ở hiện tại, tài sản ròng của Chủ tịch Vingroup tính đến ngày 12/11/2024 là 4,1 tỷ USD.
Dữ liệu từ báo cáo quản trị công ty bán niên của Vingroup cho biết, ông Vượng hiện đang sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 17,82% vốn điều lệ của tập đoàn này. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIC của Vingroup đóng cửa phiên ngày 12/11 với mức giá 40.550 đồng/cp, theo đó, tài sản cá nhân của ông Vượng tính theo giá trị VIC đạt 28.031 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng sở hữu của nhóm cổ đông liên quan đến ông Vượng tại Vingroup vẫn giữ ở mức hơn 2,4 tỷ cổ phiếu VIC, tương đương khoảng 63% vốn điều lệ của tập đoàn. Giá trị tài sản trên sàn của nhóm cổ đông liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng thông qua sở hữu cổ phiếu Vingroup ước tính đạt trên 97.320 tỷ đồng.
Danh sách tin rao bán xe ô tô mới và cũ giá chỉ từ 900-1 tỷ đồng