Công ty em có kế hoạch xuất khẩu một sản phẩm phần mềm (phần mềm này sẽ được cài đặt vào một thẻ sim điện thoại). Em muốn nhờ tư vấn giúp là để được xuất khẩu sản phẩm phần mềm này thì công ty em cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, với sản phẩm phần mềm này, công ty em có phải thực hiện đăng ký gì với bên cục thông tin hay không. Em mong sớm nhận được sự tư vấn. Em cảm ơn nhiều.
Công ty em có kế hoạch xuất khẩu một sản phẩm phần mềm (phần mềm này sẽ được cài đặt vào một thẻ sim điện thoại). Em muốn nhờ tư vấn giúp là để được xuất khẩu sản phẩm phần mềm này thì công ty em cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, với sản phẩm phần mềm này, công ty em có phải thực hiện đăng ký gì với bên cục thông tin hay không. Em mong sớm nhận được sự tư vấn. Em cảm ơn nhiều.
Việc rà soát Hoàn thuế GTGT với công ty phần mềm tương tự như Checklist rà soát phần thuế GTGT đầu vào tại các loại hình doanh nghiệp khác
Checklist hoàn thuế GTGT hàng hóa dịch vụ xuất khẩu – VAT refund
Công ty xuất khẩu phần mềm có thể được hoàn thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện như có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ và đã khai báo thuế GTGT theo quy định. Hồ sơ hoàn thuế GTGT cần bao gồm các giấy tờ cần thiết như tờ khai thuế GTGT, bảng kê hóa đơn, chứng từ, và các tài liệu liên quan khác theo quy định của cơ quan thuế. Tham khảo bản tin dưới đây
Hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
Thời gian hoàn thuế GTGT phụ thuộc vào quy trình xử lý của cơ quan thuế và việc tuân thủ các quy định về hồ sơ, thủ tục của công ty
Group chia sẻ liên tục các Mẫu biểu, công văn, quy trình từ sự Đam mê nghề Kế toán của các bạn trẻ. Khi tham gia group mọi người có thể trao đổi, học hỏi, nâng cao hơn nữa kiến thức về Kế toán và Thuế.
Mọi người có thể gửi yêu cầu về công văn, mẫu biểu... thông qua email [email protected]
For japanese support please contact - https://manabox-global.com/
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: [email protected].
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.
Khách hàng muốn xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài với sản phẩm là mã bản quyền phần mềm được gửi qua mạng. Thông qua quá trình rà soát thì công ty sẽ phải chịu hai loại thuế như sau đối với xuất khẩu phần mềm:
Thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%
Căn cứ pháp lý: Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT có: “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.” Như vậy, sản phẩm mà công ty kinh doanh theo đó sẽ là đối tượng không chịu thuế. Còn đối với sản phầm phần mềm khi được xuất khẩu thì Khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định: “Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu”. Như vậy, công ty sẽ chịu mức thuế GTGT với thuế suất là 0% đối với sản phẩm phần mềm mà công ty dự định xuất khẩu. Công ty trong trường hợp này sẽ vẫn phải thực hiện kê khai thuế và sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào đối với xuất khẩu phần mềm vì công ty đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC)
Thuế Thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 20%
Căn cứ pháp lý: Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì “kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi. Trường hợp xuất khẩu phần mềm của công ty không thuộc các đối tượng được áp dụng mức thuế suất khác theo Thông tư này nên thu nhập từ hoạt động xuất khẩu phần mềm của công ty sẽ được áp dụng thuế suất thông thường là 20%
Mặc dù hoạt động xuất khẩu phần mềm nhưng hoạt động này không chịu thuế xuất khẩu. Cụ thể hiện nay, tại Thông tư 65/2017/TT-BTC ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam không tồn tại loại hàng hóa là sản phẩm phần mềm được nhập khẩu qua mạng mà chỉ có hàng hóa chứa đựng phần mềm đó thuộc mã 85.23 của Phụ lục I Thông tư này. Khoản 1 Điều 3 Thông tư này cũng quy định danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được sử dụng để: “1. Xây dựng Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.” Như vậy, phần mềm được xuất khẩu qua mạng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Biểu thuế nên không phải chịu thuế xuất khẩu. Hơn nữa, tại Điều 16 Thông tư 219/2016/TT-BTC hướng dẫn luật thuế giá trị gia tăng quy định:
“Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
– Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan.”
Tóm lại, sản phẩm phần mềm mà công ty muốn xuất khẩu không chứa đựng trong các thiết bị phải chịu thuế xuất khẩu, không phải làm các thủ tục hải quan theo sự điều chỉnh của Luật Hải quan nên sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu.
Vậy khách hàng muốn xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài với sản phẩm là mã bản quyền phần mềm thì sẽ phải chịu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp.
II. Thủ tục kê khai và nộp các loại thuế này:
Hiện tại công ty đang kê khai và nộp thuế theo quý và áp dụng phương pháp khấu trừ nên việc kê khai và nộp các loại thuế này sẽ theo quy định nộp thuế quý theo phưng pháp khấu trừ.
Theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.”. Như vậy, công ty phải hạch toán riêng thuế GTGT đối với sản phẩm phần mềm được xuất khẩu.
Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế thì doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế gồm:
2. Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại cơ quan thuế, bưu chính hoặc giao dịch điện tử (Điều 7 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
3. Thời hạn nộp hồ sơ: chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BCT hướng dẫn một số điều Luật Quản lý thuế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Cục Thuế nơi công ty đặt trụ sở chính (Khoản 2 Điều 3 127/2015/TT-BTC cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý)
Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo Khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP thì công ty sẽ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hình thức quyết toán năm. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:
2. Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại cơ quan thuế, bưu chính hoặc giao dịch điện tử (Điều 7 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
3. Thời hạn nộp hồ sơ: chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BCT)
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Cục Thuế nơi công ty đặt trụ sở chính (Khoản 2 Điều 3 127/2015/TT-BTC cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý)
http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/
Vietstock trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng về việc áp dụng “Chính sách quyền riêng tư” căn cứ theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP v/v bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành bởi Chính phủ.
Trong quá trình thiết lập mối quan hệ giữa Vietstock và Khách hàng, Vietstock có thể thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của Khách hàng cho mục đích được xác định tại Chính sách quyền riêng tư (“CSQRT”) này. Trong trường hợp Khách hàng không đồng ý một phần hoặc toàn bộ quy định tại CSQRT, Vietstock không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Khách hàng.
Vietstock cam kết luôn tôn trọng quyền riêng tư, bảo mật và an toàn thông tin cá nhân; đồng thời luôn nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân của Khách hàng, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam thông qua những biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Chính sách quyền riêng tư là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận, điều khoản và điều kiện chi phối mối quan hệ giữa Vietstock và Quý Khách hàng.
Quý Khách hàng đã đọc kỹ, hiểu rõ và đồng ý với toàn bộ điều khoản của “Chính sách quyền riêng tư”. Chi tiết Chính sách quyền riêng tư xem tại đây.
Nếu không đồng ý với Chính sách quyền riêng tư này, Chúng tôi không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Quý Khách hàng.