Giao hoặc đến lấy tại: 101 Nguyễn Văn Tạo, ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè
Giao hoặc đến lấy tại: 101 Nguyễn Văn Tạo, ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè
Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách phát sinh điện.
Hổ phách là huyết phách hay còn được biết đến với tên gọi khác là minh phách, hồng tùng chi, tiếng Latinh: succinum là nhựa cây đã hóa đá (hóa thạch) từ thời đại đồ đá mới, được đánh giá cao về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên.
Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4 hay còn được viết gọn là (C10H16O)4. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp.
Một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách phát sinh điện.
Theo người Hy Lạp gọi hổ phách với cái tên khác là electron (điện tử) với ý nghĩa là do mặt trời tạo ra. Bởi vậy nó mang trong mình một lượng điện khi cọ sát với vải thì có thể hút các thành phần cực nhỏ.
Theo nhà khảo cổ học Nicias thì hổ phách có tên gọi đó là do chất hương thơm hay tinh chất của mặt trời lặn tích tụ lại trong đại dương rồi trôi dạt lên bờ biển. Rồi sau đó người La Mã đưa quân đến chiếm đóng và kiểm soát các vùng sản xuất hổ phách. Nero, hoàng đế La Mã là người rất giỏi và am hiểu về hổ phách. Còn theo Pliny nhà sử học La Mã thì dưới triều đại của Nero, giá của một bức tượng hổ phách chạm trổ tinh xảo thì có giá thành cao hơn cả một người nô lệ khỏe mạnh.
Đối với người Đức cổ thì đốt hổ phách để tạo hương thơm, do đó họ gọi loại đá này với tên Bernstein hay còn được biết đến với tên gọi khác là đá tan cháy. Hổ phách không màu được xem là vật liệu tốt nhất dùng làm chuỗi hạt cầu nguyện tại Trung Quốc bởi cảm giác láng mượt của loại đá này mang lại.
Hổ phách là loại đá quý hữu cơ được tạo thành từ nhựa cây cách đây hàng ngàn triệu năm.
Hổ phách là loại đá quý hữu cơ được tạo thành từ nhựa cây cách đây hàng ngàn triệu năm, chúng thường bao lấy các mẫu côn trùng, thực vật nhỏ. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện hơn 1.000 mẫu côn trùng còn nguyên nằm trong phổ phách đã được xác định tên.
Ngoài ra, hổ phách còn giúp các nhà cổ sinh tái tạo cuộc sống trên đại cầu trong các giai đoạn nguyên thủy. Đặc biệt, loại đá này còn đóng vai trò chứng tích thời gian, từ thời Đồ Đá, hổ phách đã trở nên có giá trị nhờ vẻ đẹp của mình khi được dùng làm một trong những món đồ trang sức sớm nhất.
Chất lượng, giá trị và tính phổ biến
Hổ phách có nhiều màu sắc, khá phong phú và đa dạng như trắng, vàng, vàng kim, cam và nâu, đặc biệt hiếm gặp nhất là màu xanh, lục và đỏ. Hổ phách trong suốt rất được ưa chuộng ở Mỹ và châu Âu thì thích hổ phách mây (với màu đục). Ngoài ra còn có một số loại hổ phách có màu xanh vào ban ngày gây ra bức xạ màu xanh. Loại đá này thường được tạo thành hình hạt tròn, carbon hay chạm trổ tinh xảo.
Trên thế giới hiện nay có hai quốc gia cung cấp hổ phách chính là Baltic và Cộng hòa Dominica. Hổ phách vùng Baltic cổ hơn nên rất được ưa chuộng và săn lùng nhưng hổ phách tại Mominica thì lại nhiều xác côn trùng hơn.
Tại các quốc gia vùng Baltic thì mỏ hổ phách lớn nhất ở tây Kaliningrad thuộc Nga, ngoài ra còn tìm thấy hổ phách ở Lithuania, Estonia, Latvia, Ba Lan và Đức, không nhiều nhưng cũng có hiện tượng hổ phách trội dạt vào bờ biển Baltic thuộc Đan Mạch và Na Uy.
Ngoài ra còn tìm thấy hổ phách ở các nước như Myanmar, Liban, đảo Scicily, Mexico, Rumani và Canada.
Một trong những cách xử lý hổ phách để tăng vẻ đẹp và nâng giá trị lên là nung nóng trong dầu để trong hơn. Đôi khi nhiệt có thể tạo ra các khe nứt dạng địa lý gọi là đĩa mặt trời, nung nóng có thể làm cho màu sập hơn.
Hổ phách có quan hệ mật thiết với chakra tinh thể ở cổ họng và có thể được dùng cho gan và thận rất tốt. Là một “tinh thể” tẩy uế và loại đá này có thể thanh lọc cơ thể và tinh thần cũng như môi trường xung quanh.
Đặc biệt, loại đá này còn đem lại niềm vui và sự tự nhiên đồng thời tăng sự tự tin và nó còn đem đến may mắn cho người sử dụng. Một điều không thể bỏ qua khi nhắc đến loại đá này chính là hổ phách sở hữu tri thức vô tận và là một vật chứng nhân của trái đất, đánh thức những kí ức của chúng ta.
Vì dễ mài giũa và cắt gọt, hổ phách trở thành vật liệu quý đối với ngành thủ công mỹ nghệ: chế biến tẩu thuốc, làm nhiều món trang sức đắt tiền như mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, bông tai...
Hổ phách được sử dụng trong nhiều công nghệ. Đông y cổ truyền cho rằng hổ phách có vị ngọt, tính bình vào bốn kinh tâm, can, phế và bàng quang, có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ư huyết, chỉ dành cho người hỏa suy, thủy thịnh.
Vì dễ mài giũa và cắt gọt, hổ phách trở thành vật liệu quý đối với ngành thủ công mỹ nghệ: chế biến tẩu thuốc, làm nhiều món trang sức đắt tiền như mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, bông tai...
Hổ phách là loại đá quý hữu cơ được tạo thành từ nhựa cây cách đây hàng ngàn triệu năm, chúng thường bao lấy các mẫu côn trùng, thực vật nhỏ. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện hơn 1.000 mẫu côn trùng còn nguyên nằm trong phổ phách đã được xác định tên. Eropi Jewelry mong rằng bạn có thể tìm thấy cho mình một sản phẩm từ hổ phách ưng ý, đem đến may mắn cho mình...
Thượng Đức nằm về phía tây, tây bắc của huyện Đại Lộc, trong đó có các xã Lộc Vĩnh, Lộc Bình và Lộc Ninh (nay là bốn xã Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn của huyện Đại Lộc).
Có vị trí chiến lược lợi hại với lưng dựa vào núi, hai bên là sông Côn và sông Vu Gia bao bọc, có đường chiến lược 14B chạy ngang qua và cách Đà Nẵng 50km về phía tây nam, Thượng Đức được địch xác định là “cánh cửa thép” bảo vệ Đà Nẵng và xây dựng thành một căn cứ quân sự kiên cố có hệ thống hầm ngầm bằng bê tông cốt thép và sân bay cùng hơn 1.600 lính.
Những năm 1969-1970, quân ta đã hai lần tiến công Thượng Ðức, vì thế, quân đội Việt Nam Cộng hòa càng ra sức củng cố trận địa, làm thêm lớp bê-tông dày, đắp bao cát trên các lô-cốt, dự trữ vũ khí, lương thực... với lời thách thức “nước sông Vu Gia có chảy ngược thì may ra Việt Cộng mới chiếm được Thượng Ðức”.
Phía ta xác định, nếu làm chủ Thượng Đức sẽ gây áp lực lên địch ở tuyến phòng ngự tam giác Ái Nghĩa - Vĩnh Điện - Hòa Cầm, tạo bàn đạp tấn công Đà Nẵng, đồng thời thông được hành lang vận chuyển của ta từ tuyến đường đông Trường Sơn xuống đồng bằng theo đường thủy và đường bộ.
Ngày 29/7/1974, Sư đoàn 304 nổ súng tấn công Thượng Đức. Với sự đồng lòng đánh địch của quân và dân, phía ta tạo được thế kìm chế địch từ Ba Khe vòng qua sông Vu Gia đến đông nam cứ điểm Thượng Đức. Sau 10 ngày bao vây đánh lấn quyết liệt, Sư đoàn 304 làm chủ hoàn toàn chi khu Thượng Đức vào ngày 7/8/1954.
Trong ký ức còn vẹn nguyên của ông Nguyễn Trung Chính, Nguyên Chính trị viên Huyện đội Ðại Lộc kể lại: Lúc đầu trận chiến ác liệt lắm, quân ta thương vong nhiều vì địch có hệ thống giao thông hào kiên cố, liên hoàn nối 35 lô cốt nửa chìm nửa nổi. Mỗi lô cốt rộng 4 m2 bằng bê-tông cốt thép, bao bọc thêm hai lớp bao cát. Nhiều công sự có nắp, hệ thống nhà hầm và hầm ngầm kiên cố, sức chứa đến hơn vạn quân cùng các loại vũ khí, trang bị hiện đại nhất thời đó. Nhưng ta có cách đánh quả cảm, sáng tạo, nhất là vác pháo, tên lửa lên các điểm cao, nhắm thẳng vào lỗ châu mai của địch mà bắn.
Giải phóng Thượng Ðức, quân ta đã nhanh chóng xé toang “cánh cửa thép”, giải phóng hơn một vạn dân và vùng địa bàn rộng lớn, quan trọng, uy hiếp trực tiếp đến căn cứ quân sự Ðà Nẵng. Chiến thắng Thượng Đức trở thành biểu tượng chiến thắng của tập thể anh hùng, là tấm gương sáng ngời về ý chí quyết chiến, quyết thắng, về tinh thần tiến công liên tục, ý chí chiến đấu sắt đá, lòng quả cảm của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, Sư đoàn 324 và các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đà, huyện Đại Lộc.
Sinh thời, cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công khẳng định: “Chiến thắng Thượng Đức không chỉ chặt đứt cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này - Đó là thước đo về sự so sánh giữa lực lượng vũ trang ta và quân chủ lực ngụy. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trong chiến lược tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975”.
Những ngày này, đường về khu di tích chiến thắng Thượng Đức rợp cờ đỏ sao vàng. Mênh mang trong ráng chiều, rừng keo lá tràm rì rào như đang kể chuyện xưa, chuyện nay. Nơi ngã ba sông Côn hòa vào dòng lớn Vu Gia, những xóm thôn trù mật, yên bình soi bóng. Bên này là An Tân, Trúc Hà, Hà Tân, Ðại An, bên kia sông là Ðông Phước, Dục Tịnh, Ngọc Kinh... đâu cũng xanh mướt một mầu cây trái.
Bà Trương Thị Minh Phương – Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc) cho biết, 50 năm kể từ sau chiến thắng Thượng Đức, xã Đại Lãnh đã có nhiều thay đổi đáng kể, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh được đầu tư khang trang như: Đường giao thông nông thôn, trường học, y tế, thiết chế khu văn hoá thôn, nhà văn hoá xã, chợ… đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
“Diện mạo quê hương ngày càng thay da đổi thịt. Xã Đại Lãnh được công nhận xã nông thôn mới năm 2019. Đời sống người dân cũng ngày càng được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 khoảng 56 triệu/người/năm, hộ nghèo giảm còn 1,25%.
50 năm đã qua, Chiến thắng Thượng Ðức vẫn ngời sáng trong ánh mắt, trái tim người du kích năm xưa, nguyên Xã đội trưởng xã Ðại Lãnh Nguyễn Văn Hai: Thi thoảng, tôi lại leo lên đồi 52 nhìn ngắm quê hương, ở đấy nhìn bao quát được cả thung lũng Thượng Ðức này. Không còn dấu tích chiến tranh, chỉ thấy cây cối trải dài từ làng xóm ra đồng ruộng, lên mãi tít tắp núi non, "cánh cửa thép" ngày xưa giờ xanh tươi, mát mắt lắm".
Chiều chớm thu, trước khi rời chiến trường năm xưa, chúng tôi hái một bó sen lên thắp hương trên Tượng đài Chiến thắng Thượng Ðức. Những cánh sen hồng tươi, ngọt ngào, kiêu hãnh tỏa hương, như tấm lòng tri ân của người dân xứ Quảng đối với những hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ.