1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).
Trong tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.
+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu mười một tháng năm 2024 nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%.
+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.
+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu mười một tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 323,72 tỷ USD, chiếm 93,7%.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD. Tính chung mười một tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười Một tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.
– Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 4,97%.
d) Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách tháng 11/2024 ước đạt 464,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,0%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.596,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%.
Vận tải hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 246,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 49,6 tỷ tấn.km, tăng 14,4%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước.
– Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu; các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.
– Trong mười một tháng năm 2024, cả nước có 114,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (18 ca tử vong); 67,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 14,3 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi (04 ca tử vong); 74 trường hợp tử vong do bệnh dại; 532 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 22 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 10 trường hợp mắc bạch hầu (01 ca tử vong); 01 trường hợp mắc cúm A và đã tử vong.
– Trong tháng Mười Một (từ 26/10-25/11/2024), cả nước đã xảy ra 1.994 vụ tai nạn giao thông. Tính chung mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người.
– Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười Một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung mười một tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 84.345,1 tỷ đồng, gấp hơn 19,1 lần cùng kỳ năm 2023.
– Trong tháng (từ 18/10-17/11/2024), các cơ quan chức năng phát hiện 978 vụ vi phạm môi trường tại 49/63 địa phương. Tính chung mười một tháng năm nay, các cơ quan chức năng phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
– Trong mười một tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.
[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 02/12/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.
[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).
[3] Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 11/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 3/12/2024.
[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2023 đạt 620,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 323,2 tỷ USD, giảm 5,7%; nhập khẩu đạt 297,0 tỷ USD, giảm 13,3%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020[1]. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%. Về sử dụng GDP quý III năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,79%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,88%.
GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020[2]. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 1,65%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,02% và 0,91% của 9 tháng năm 2016 và năm 2019 trong giai đoạn 2011-2020[3], đóng góp 0,19 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,02% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,44%, cao hơn mức tăng 2,11% và 1,81% của 9 tháng năm 2015 và 2016 trong giai đoạn 2011-2020[4], đóng góp 0,08 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 9 tháng năm 2020 tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020[5], đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020[6], đóng góp 1,02 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 5,35%, làm giảm 0,32 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 14,1% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%. Ngành xây dựng tăng 5,02%, cao hơn mức tăng trưởng âm 0,01% và 2,78% của 9 tháng năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011-2020[7], đóng góp 0,33 điểm phần trăm.
Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[8]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,06% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,21%; 33,97%; 42,75%; 10,07%).
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,86% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 3,39%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0,9%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 1,25%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 gặp nhiều khó khăn do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn; dịch tả lợn châu Phi; dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có những giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên kết quả sản xuất đạt khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để an sinh, an dân trong đại dịch.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân cả nước đạt 3.024,1 nghìn ha, giảm 3,2% so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 66,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; sản lượng đạt 19,9 triệu tấn, giảm 593,5 nghìn tấn.
Tính đến trung tuần tháng Chín, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.512,6 nghìn ha, bằng 97,1% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.050,8 nghìn ha, bằng 98,1%, các địa phương phía Nam đạt 461,8 nghìn ha, bằng 95%. Diện tích gieo cấy lúa mùa miền Bắc năm nay đạt thấp chủ yếu do các địa phương chuyển một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác, năng suất ước tính đạt 51,3 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước.
Vụ lúa hè thu năm nay cả nước gieo cấy được 1.944,8 nghìn ha, giảm 64,8 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước. Tính đến ngày 15/9/2020, các địa phương đã thu hoạch được 1.618,7 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 83,2% diện tích gieo cấy và bằng 91,7% cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 55,7 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2019; sản lượng toàn vụ ước tính đạt 10,83 triệu tấn, giảm 119,3 nghìn tấn.
Đến giữa tháng Chín, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 590,1 nghìn ha lúa thu đông, bằng 95,1% cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ tiến độ sản xuất vụ hè thu muộn; nhiều diện tích không đủ thời vụ sản xuất nên người dân tạm cho đất nghỉ ngơi, mở ruộng đón phù sa chuẩn bị cho vụ đông xuân sắp tới.
Dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát. Ước tính tháng 9/2020 đàn lợn cả nước tăng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn trâu giảm 2,2%; đàn bò tăng 2,5%; đàn gia cầm tăng 5,7%. Ước tính 9 tháng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 2.483,1 nghìn tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 (quý III đạt 846,2 nghìn tấn, tăng 9,7%); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 69 nghìn tấn, tăng 1,8% (quý III đạt 20 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 272,6 nghìn tấn, tăng 5,7% (quý III đạt 85,1 nghìn tấn, tăng 9,6%); sản lượng sữa bò tươi đạt 799,2 nghìn tấn, tăng 9,9% (quý III đạt 277,1 nghìn tấn, tăng 13,6%); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1.056,7 nghìn tấn, tăng 11,4% (quý III đạt 348,6 nghìn tấn, tăng 7,7%); sản lượng trứng gia cầm đạt 10,7 tỷ quả, tăng 10,8% (quý III đạt 3,5 tỷ quả, tăng 9,6%).
Tính đến ngày 23/9/2020, cả nước không còn dịch tai xanh. Một số loại dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các địa phương: Dịch cúm gia cầm ở Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Cà Mau; dịch lở mồm long móng ở Cao Bằng, Quảng Trị, Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai và dịch tả lợn châu Phi còn ở 251 xã thuộc 92 huyện của 27 địa phương.
Diện tích rừng trồng tập trung quý III/2020 của cả nước ước tính đạt 63,2 nghìn ha, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 22 triệu cây, tăng 0,5%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.529 nghìn m3, tăng 1,5%; sản lượng củi khai thác đạt 4,6 triệu ste, tăng 0,9%. Tính chung 9 tháng, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 169,5 nghìn ha, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 66,5 triệu cây, giảm 1,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.050 nghìn m3, tăng 1,8%; sản lượng củi khai thác đạt 14,4 triệu ste, giảm 0,3%.
Diện tích rừng bị thiệt hại quý III/2020 là 356 ha, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, diện tích bị thiệt hại là 1.291 ha, giảm 60,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 603,7 ha, giảm 78,2%; diện tích rừng bị chặt, phá là 687,3 ha, tăng 45,1%.
Sản lượng thủy sản quý III/2020 ước tính đạt 2.261,6 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 6.131,6 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.218 nghìn tấn, tăng 1,4%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.913,6 nghìn tấn, tăng 1,9%.
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2020 chỉ đạt 2,34% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,69%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6% và là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm 2011-2020. Tuy nhiên do dịch bệnh được kiểm soát tốt, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,1%; quý II tăng 1,1%; quý III tăng 2,34%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6% (quý I tăng 7,12%; quý II tăng 3,38%; quý III tăng 3,86%), đóng góp 1,02 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5,35% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm mạnh 14,1% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%) làm giảm 0,32 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2020 tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%)
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2020 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 17,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm nay khá cao với 75,6% (cùng kỳ năm trước là 72,1%).
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 9/2020 giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên cạnh đó tháng Chín năm nay trùng với tháng Bảy âm lịch, người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên quy mô vốn đăng ký tiếp tục được các doanh nghiệp mở rộng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4%. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2020 với 81% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[9]
Trong tháng 9/2020, cả nước có 10,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 203,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 83 nghìn lao động, giảm 23,1% về số doanh nghiệp, giảm 29,6% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với tháng trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 19,7 tỷ đồng, giảm 8,5% so với tháng trước và tăng 65,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng, cả nước còn có 4.568 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 4,3% so với tháng trước và tăng 89,3% so với cùng kỳ năm 2019; có 3.269 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 5,4% và tăng 114,9%; có 4.097 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 19,7% và tăng 50,8%; có 1.736 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 22,6% và tăng 14,1%; có 6.933 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 77% và tăng 59,1%.
Tính chung 9 tháng, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 777,9 nghìn lao động, giảm 3,2% về số doanh nghiệp, tăng 10,7% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.173,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 29,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.601,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với 9 tháng năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng có 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 9 tháng là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 27,6 nghìn doanh nghiệp, giảm 2,4%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là gần 12,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 0,1%; số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 36,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 39,6%.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2020 cho thấy: Có 32,2% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2020 tốt hơn quý II/2020; 31,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý IV/2020 so với quý III/2020, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Hoạt động thương mại và vận tải trong nước tháng Chín có những tín hiệu tích cực, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố đã mở cửa trở lại. Riêng khách quốc tế đến nước ta vẫn giảm do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2020 ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%).
Vận tải hành khách quý III năm nay ước tính đạt 815,3 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 35,8 tỷ lượt khách.km, giảm 42,1%. Tính chung 9 tháng, vận tải hành khách đạt 2.625,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,5%) và luân chuyển 119,4 tỷ lượt khách.km, giảm 35,2% (cùng kỳ năm trước tăng 9,8%). Vận tải hàng hóa quý III năm nay ước tính đạt 454,2 triệu tấn hàng hóa, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 82,6 tỷ tấn.km, giảm 10,4%. Tính chung 9 tháng, vận tải hàng hóa đạt 1.264,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,9%) và luân chuyển 242,5 tỷ tấn.km, giảm 8,2% (cùng kỳ năm trước tăng 7,5%).
Doanh thu hoạt động viễn thông quý III/2020 ước tính đạt 91,9 nghìn tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,6%); ước tính 9 tháng năm 2020, doanh thu đạt 278,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,1%).
Khách quốc tế đến nước ta trong 9 tháng năm 2020 ước tính đạt 3.788,5 nghìn lượt người, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng trong 9 tháng năm 2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 22/9/2020 đạt mức thấp 5,12%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành, nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm. Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán cho nền kinh tế 9 tháng năm 2020 tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến thời điểm 22/9/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,74% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,41%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 7,7% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,79%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,12% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,51%).
Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2020 tăng 12%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.
Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán 9 tháng năm nay ước tính đạt 228,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 5.835 tỷ đồng/phiên, tăng 25,3% so với bình quân năm 2019; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 9.674 tỷ đồng/phiên, tăng 5,1%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 170.348 hợp đồng/phiên, tăng 92%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Chín và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước có xu hướng tăng cao là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý III/2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 597,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.445,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,7% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 484,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng vốn và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 641,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,4% và tăng 2,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 319,1 nghìn tỷ đồng, bằng 22,1% và giảm 2,5%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,2 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 1.947 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,4 tỷ USD, giảm 29,4% về số dự án và giảm 5,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 798 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt trên 5,1 tỷ USD, tăng 6,8%; có 5.172 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 5,7 tỷ USD, giảm 44,9%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.296 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,1 tỷ USD và 3.876 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt gần 13,8 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2020 có 96 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký của phía Việt Nam đạt 268,3 triệu USD; có 28 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 163,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 432,1 triệu USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát trên phạm vi cả nước, một số địa phương trong vùng dịch nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội, từng bước khôi phục trở lại các hoạt động kinh tế đã tác động đến kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước trong tháng 9/2020.
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2020 ước tính đạt 902,5 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 747,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,1%; thu từ dầu thô 26,3 nghìn tỷ đồng, bằng 74,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 128 nghìn tỷ đồng, bằng 61,6%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2020 ước tính đạt 1.036,4 nghìn tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 716,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,8%; chi đầu tư phát triển 235,3 nghìn tỷ đồng, bằng 50%; chi trả nợ lãi 78,4 nghìn tỷ đồng, bằng 66,3%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, trong đó nổi lên vai trò của khu vực kinh tế trong nước khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 9 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2020 ước tính đạt 51,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%[11]. Khu vực kinh tế trong nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại 9 tháng tiếp tục xuất siêu, đạt mức 16,99 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 8/2020 đạt 27.702 triệu USD, cao hơn 1.202 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 9/2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu quý III/2020 ước tính đạt 80,07 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,4% so với quý II năm nay (tăng 26,6% so với quý I). Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu cả nước khi đạt 71,83 tỷ USD, tăng mạnh 20,2%, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 131,03 tỷ USD, giảm 2,9%, chiếm 64,6%. Trong 9 tháng có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,8%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 108,79 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 73,41 tỷ USD, tăng 2,2%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 14,63 tỷ USD, giảm 4,7%. Nhóm hàng thủy sản đạt 6,03 tỷ USD, giảm 3%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,8 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,9 tỷ USD, tăng 12,7%. Thị trường EU đạt 26 tỷ USD, giảm 2,6%. Thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,5%. Hàn Quốc đạt 14,5 tỷ USD, giảm 2%. Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 8/2020 đạt 22.717 triệu USD, thấp hơn 283 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng Chín, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 24 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý III/2020 ước tính đạt 68,54 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,5% so với quý II năm nay (tăng 15,2% so với quí I). Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,35 tỷ USD, tăng 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,52 tỷ USD, giảm 4,8%. Trong 9 tháng năm 2020 có 32 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 9 tháng năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 173,71 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,16 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm 6,5%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 9 tháng năm 2020, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 56,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 32,8 tỷ USD, giảm 7,1%. Thị trường ASEAN đạt 21,8 tỷ USD, giảm 8,7%. Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 2,8%. Thị trường EU đạt 10,8 tỷ USD, tăng 5,6%. Hoa Kỳ đạt 10,5 tỷ USD, giảm 1,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Tám xuất siêu 5 tỷ USD[12]; 8 tháng xuất siêu 13,5 tỷ USD; tháng Chín ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16,99 tỷ USD[13] (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,27 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,52 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,51 tỷ USD.
Trong quý III/2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 787 triệu USD, giảm 84,2% so với cùng kỳ năm trước (quý II giảm 80,4%; quý I giảm 23,6%); kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 4,6 tỷ USD, giảm 16,3% (quý II giảm 23,2%; quý I giảm 3,2%).
Trong 9 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 5,47 tỷ USD, giảm 62,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 2,5 tỷ USD (chiếm 45,1% tổng kim ngạch), giảm 70,9%; dịch vụ vận tải đạt 665 triệu USD (chiếm 12,2%), giảm 79,6%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm nay ước tính đạt 13,63 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5,9 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,3%; dịch vụ du lịch đạt 3,2 tỷ USD (chiếm 23,6%), giảm 33,4%. Nhập siêu dịch vụ trong 9 tháng năm 2020 là 8,16 tỷ USD, bằng 149,2% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước – đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020[14], chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất kể từ năm 2011. Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
CPI tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 0,01% so với tháng 12/2019 và tăng 2,98% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung quý III/2020, CPI tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2020 giảm 0,33% so với tháng trước; tăng 32,37% so với tháng 12/2019 và tăng 30,33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2020 giảm 0,05% so với tháng trước; tăng 0,12% so với tháng 12/2019 và giảm 0,17% so với cùng kỳ năm 2019.
Tình hình lao động, việc làm cả nước trong quý III/2020 có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người làm công hưởng lương dần được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây[15].
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2020 ước tính là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước và giảm 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,4 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2020 ước tính là 48,5 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với quý trước và giảm 638,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,1 triệu người, giảm 940,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1,9%.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2020 ước tính là 53,3 triệu người. Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,1 triệu người, bao gồm 17,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,4 triệu người, tăng 0,3%, trong đó tăng chủ yếu đối với lao động phi chính thức ngành xây dựng (tăng 4,6%), còn lao động chính thức trong ngành xây dựng giảm 9,3%; khu vực dịch vụ là 19,2 triệu người, giảm 1%. Chuyển dịch lao động tiếp tục theo xu hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng lao động tương ứng trong các khu vực là: 33%; 30,8%; 36,2%.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 9 tháng năm 2020 là 2,27% (quý I là 2,02%; quý II là 2,51%; quý III là 2,29%), trong đó khu vực thành thị là 3,66%; khu vực nông thôn là 1,58%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 9 tháng là 2,48% (quý I là 2,22%; quý II là 2,73%; quý III là 2,5%), trong đó khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2020 ước tính là 7,07%, trong đó khu vực thành thị là 10,7%; khu vực nông thôn là 5,53%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2020 là 2,21%; quý II là 3,08%; quý III ước tính là 2,79%. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,69%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,84%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 3,12%.
b) Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Đời sống dân cư 9 tháng năm 2020 tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân nên nhìn chung đời sống dân cư cả nước vẫn giữ được ổn định. Trong tháng Chín và trong cả quý III năm nay không có địa phương nào phát sinh thiếu đói. Tính chung 9 tháng năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 75,5% về số lượt hộ thiếu đói và giảm 75,6% về số lượt nhân khẩu thiếu đói so với cùng kỳ năm trước. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 733,6 tấn gạo.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Theo báo cáo sơ bộ, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội trong 9 tháng năm 2020 là hơn 9,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm hơn 3,5 nghìn tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 2,7 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và 3,2 nghìn tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, có hơn 24 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.Tính đến ngày 15/9/2020, cả nước giải ngân được hơn 12,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp[16], 5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới là Mỹ, Ấn Độ, Bra-xin, Nga, Cô-lôm-bi-a. Tại Việt Nam, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, các địa phương có ca nhiễm Covid-19 cũng đã cơ bản trở lại trạng thái bình thường. Tính đến 6h00 ngày 28/9/2020, Việt Nam có 1.074 trường hợp mắc, 999 trường hợp đã được chữa khỏi (35 trường hợp tử vong), là ngày thứ 26 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuýp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Trong 9 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 10.354 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.980 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.374 vụ va chạm giao thông, làm 4.876 người chết, 3.127 người bị thương và 4.482 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng giảm 18,3% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 11%; số vụ va chạm giao thông giảm 26,6%); số người chết giảm 13,8%; số người bị thương giảm 13,9% và số người bị thương nhẹ giảm 25,1%. Bình quân 1 ngày trong 9 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 16 vụ va chạm giao thông, làm 18 người chết, 11 người bị thương và 16 người bị thương nhẹ.
Thiệt hại do thiên tai trong 9 tháng làm 96 người chết và mất tích; 292 người bị thương; 142,6 nghìn ha lúa và 67,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 849 con gia súc và 65,9 nghìn con gia cầm bị chết; 1.806 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; gần 101,2 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 9 tháng ước tính 7,2 nghìn tỷ đồng, trong đó do xâm nhập mặn là 3,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 47% tổng giá trị thiệt hại.
e) Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Trong 9 tháng năm nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 10.715 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 9.658 vụ với tổng số tiền phạt 143,6 tỷ đồng và từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/9/2020 trên cả nước xảy ra 2.254 vụ cháy, nổ, làm 79 người chết và 131 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính là 416,2 tỷ đồng.
Khái quát lại, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây ra một cú sốc lớn làm kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy thoái sâu và nghiêm trọng, bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam 9 tháng năm 2020 tiếp tục duy trì được ổn định là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ, các lĩnh vực kinh tế – xã hội đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, nhiều ngành sản xuất kinh doanh có sự khởi sắc./.
[1] Tốc độ tăng GDP quý III các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,21%; 5,39%; 5,54%; 6,07%; 6,87%; 6,56%; 7,38%; 6,82%; 7,48%; 2,62%.
[2] Tốc độ tăng GDP 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,03%; 5,10%; 5,14%; 5,53%; 6,53%; 5,99%; 6,41%; 6,96%; 7,04%; 2,12%.
[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 4,03%; 2,28%; 2,11%; 2,01%; 1,78%; 0,02%; 2,08%; 2,85%; 0,91%; 1,65%.
[4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành thủy sản 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 3,46%; 4,06%; 2,95%; 6,15%; 2,11%; 1,81%; 5,48%; 6,37%; 6,24%; 2,44%.
[5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 9,54%; 8,50%; 4,80%; 5,58%; 9,86%; 7,40%; 6,95%; 8,99%; 9,61%; 2,69%.
[6] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 13,48%; 8,74%; 6,58%; 7,09%; 10,15%; 11,20%; 12,77%; 12,95%; 11,48%; 4,60%.
[7] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành xây dựng 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: -0,01%; 2,78%; 5,31%; 6,61%; 9,0%; 9,10%; 8,30%; 8,76%; 8,33%; 5,02%.
[8] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 7,09%; 6,47%; 6,43%; 5,94%; 6,10%; 6,67%; 7,21%; 6,75%; 6,92%; 1,37%.
[9] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
[10] Số liệu tháng 9/2020 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê họp ước tính căn cứ trên số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến ngày 27/9/2020 của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Tổng cục Thống kê nhận được và cập nhật báo cáo vào chiều ngày 28/9/2020.
[11] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2019 đạt 382 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 194,6 tỷ USD, tăng 8,4%; nhập khẩu đạt 187,4 tỷ USD, tăng 8,3%.
[12] Ước tính tháng Tám xuất siêu 3,5 tỷ USD.
[13] Trong đó, 9 tháng năm 2020 xuất siêu sang EU đạt 15,2 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 24,9 tỷ USD, giảm 7,8%; nhập siêu từ Hàn Quốc 18,3 tỷ USD, giảm 10,7%; nhập siêu từ ASEAN 4,8 tỷ USD, tăng 7,8%
[14] Tốc độ tăng CPI tháng Chín so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,54%; tăng 0,59%; tăng 0,59%; tăng 0,32%; tăng 0,12%. Tốc độ tăng CPI tháng Chín so với tháng 12 năm trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 3,14%; tăng 1,83%; tăng 3,2%; tăng 2,2%; tăng 0,01%.
[15] Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý III các năm 2011-2020 lần lượt là: 3,43%; 3,31%, 3,59%; 3,27%; 3,38%; 3,23%; 3,14%; 3,09%; 3,11%; 4,0%.
[16] Tính đến 6h00 ngày 28/9/2020, trên thế giới có 33.290,4 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (gần 1002 nghìn trường hợp tử vong).